04/11/2013 | lượt xem: 2 Tăng cường kỷ luật tài chính, góp phần tăng thu ngân sách Theo chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 2-11, Quốc hội đã thảo luận ở Hội trường về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2013; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014; Sơ kết năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; Phương án phát hành TPCP giai đoạn 2014-2016. Ảnh minh họa Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2013 thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối năm đã có chuyển biến. Nguyên nhân hụt thu là do dự toán cao so với khả năng; chính sách miễn giảm giãn thuế; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn... Về thu ngân sách, ĐB Trần Du Lịch (thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ ủng hộ quan điểm của Chính phủ về thu ngân sách cổ tức từ các doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chưa chuyển về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ để bù đắp ngân sách, đầu tư hạ tầng... Theo ĐB Trần Du Lịch những giải pháp thu ngân sách nên được đưa vào nghị quyết của Quốc hội. Các ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định), Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) đề nghị cần nhìn nhận rõ yếu kém, tồn tại làm giảm thu ngân sách, bài học kinh nghiệm thì mới có thể đạt kết quả tốt năm sau. ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) đề nghị cần làm rõ các nguồn tăng thu từ: đất đai, dầu khí, chuyển giá, nợ thuế, quỹ nằm ngoài ngân sách... và nguồn giảm chi trong mua sắm, biên chế. Hầu hết các ĐB Quốc hội đều đồng thuận với việc nâng bội chi từ 4,8% lên 5,3% trong năm 2014 và phát hành thêm 170.000 tỷ đồng TPCP giai đoạn 2014-2016 để đầu tư như phương án trình của Chính phủ, song nhiều ý kiến băn khoăn về nguồn thu để trả nợ. ĐB Trần Du Lịch lo ngại có thể ảnh hưởng đến lạm phát và mặc dù nợ công vẫn dưới 65%, ngưỡng được coi là an toàn, nhưng ĐB lo lắng nguồn thu ngân sách hàng năm dành cho trả nợ. Đại biểu Cao Sỹ Kiêm phát biểu ý kiến tại phiên họp Cũng có ĐB cho rằng, việc nâng trần bội chi có thể sẽ làm khó cho lộ trình giảm bội chi ngân sách mà Quốc hội đã quyết định cũng như làm tăng gánh nặng trả nợ cho con cháu. Có ĐB đề nghị cần hoàn thiện căn cơ thu ngân sách, giảm bội chi ngân sách vì an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Giải trình làm rõ thêm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: năm 2013 thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối năm đã có bước chuyển biến. Nguyên nhân hụt thu được Bộ trưởng phân tích là do dự toán cao so với khả năng; chính sách miễn giảm giãn thuế; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; quản lý thu chưa chặt chẽ nên gian lận, trốn nợ thuế. Về nợ đọng thuế, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cơ chế quản lý thu đang dần hoàn thiện nhưng còn điểm chưa chặt chẽ, công tác điều hành còn hạn chế nên dẫn đến gian lận, trốn nợ thuế. Ngành Tài chính đã phối hợp các bộ ngành, địa phương đôn đốc, thu hồi nợ đọng nhưng số nợ thực tế vẫn cao. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, DN không chấp hành nộp thuế, một số DN phá sản chưa làm đầy đủ các thủ tục quy định nên chưa có cơ sở xem xét nợ thuế. Bên cạnh đó, công tác quản lý thu còn chưa chặt chẽ nên có đối tượng cố tình chiếm dụng tiền thuế… Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo ngành Tài chính phối hợp với các địa phương tích cực thu hồi nợ đọng thuế. Đến nay có 63/63 địa phương đã ban hành chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo công tác quản lý thu, chi. Riêng ngành thuế 9 tháng đầu năm đã thanh tra, kiểm tra 43.600 DN, thu vào ngân sách 8.900 tỷ đồng, giảm lỗ 7.900 tỷ đồng; thanh tra, kiểm tra 1.220 DN có dấu hiệu chuyển giá, truy thu hoặc hoàn thuế 481 tỷ đồng giảm lỗ 1.690 tỷ đồng. Ngành thuế cũng đã phối hợp với cơ quan Công an điều tra, khởi tố đối với cá nhân có hành vi vi phạm về thuế. Từ năm 2007- 2012 cung cấp hồ sơ tài liệu tiến hành điều tra xử lý 14.097 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực thuế và đã xử lý hình sự 218 vụ. Trong thời gian tới, ngành thuế tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm chống thất thu. Về nợ hoàn thuế GTGT, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, để ngăn chặn tình trạng hoàn thuế tăng cao, cơ quan thuế đã nâng điều kiện hoàn thuế, đồng thời rà soát phân loại các DN có rủi ro về thuế cao, đối chiếu chéo hóa đơn của DN, phối hợp các cơ quan Công an điều tra khởi tố với cá nhân có hành vi gian lận về hoàn thuế. Kết quả, từ tháng 6 đến 20-10-2013, ngành thuế đã thực hiện 85 cuộc thanh tra đối với các DN có rủi ro cao về thuế tại Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, truy thu 180 tỷ đồng, chuyển 32 hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan Công an, khởi tố 17 vụ, bắt giữ 22 đối tượng. Theo BTC
Triển khai thực hiện Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Chào mừng kỷ niệm 48 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023) và ngày Quốc tế lao động 01/5
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng cuối năm 2019 của ngành Tài chính