Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Tài chính - NSNN năm 2017; triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018.

Sáng ngày 08/01/2018, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2018. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Tới dự tại điểm cầu Bộ Tài chính còn có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính và hơn 1.000 đại biểu đại diện các tổ chức đoàn thể chính trị, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các cơ quan Tài chính của TP. Hà Nội tại điểm cầu Bộ Tài chính.

Tại 62 điểm cầu các địa phương, có đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các đơn vị chủ chốt tại các địa phương tham dự hội nghị.

Dự Hội nghị điểm cầu Hưng Yên tại Trụ sở Kho bạc nhà nước tỉnh có đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên tham dự. Cùng Lãnh đạo và các Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc các sở, ngành: Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước, Cục thuế, Chi cục Hải quan, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh tham dự.

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hưng Yên.

(nguồn: http://baohungyen.vn//)

Tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2017

Đối với công tác thu NSNN, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chức năng và địa phương để làm tốt công tác chỉ đạo thu NSNN, chu trọng khai thác nguồn thu và mở rộng cơ sở thuế; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; kiểm soát chặt chẽ mã số, xuất xứ hàng hóa, giá tính thuế hải quan.

Bên cạch đó đã tiếp tục rà soát để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách về tài chính, thuế, phí, phù hợp với tình hình thực tế và cam kết hội nhập quốc tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa coogn tác thu thuế, hải quan, rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho người nộp thuế.

 Với những nỗ lực nêu trên, đến hết 31/12/2017, thu cân đối NSNN ước đạt 1.283,2 nghìn tỷ đồng (+5,9%) so dự toán, tăng 43,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội đạt mức động viên 25,6% so GDP; trong đó, thuế phí 21% GDP.  Số vượt thu là của NSĐP (chủ yếu là vượt thu tiền sử dụng đất). Do không bù trừ số vượt thu giữa các địa phương, nên không kể tiền thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, vẫn còn một số địa phương hụt thu cân đối NSĐP.

 Về chi ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã sớm có văn bản hưỡng dẫn các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai dự toán chi NSNN năm 2017 tích cực, chủ động, tiết kiệm triệt để các khoản chi ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện, hạn chế tối đa việc đề nghị bổ sung kinh phí, ứng trước dụ toán năm sau; thực hiện điều hành, quản lý, sử dụng nguồn dự phòng các cấp chặt chẽ, tạm giã lại 50% dự toán dự phòng NSTW và NSĐP để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn... Đồng thời, tiếp tục rà soát, trình cấp có thẩm quyền bổ sung, ban hành các chính sách, chế dộ chi phù hợp với thực tiễn; tăng cường kiểm soát chi NSNN chặt chẽ, đúng chế độ; đẩy mạnh công tác thanh tra tài chính - ngân sách,...; qua đó từng bước tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Tính đến 31/12/2017, các nhiệm vụ chi thường xuyên đã cơ abnr thực hiện xong theo dự toán, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; chi đầu tư pháp triển nguồn NSNN đạt khoản 75,9% dự toán, vốn TPCP đạt khoản 23,5% dự toán. Bên cách đó, đã chi hỗ trợ trên 4,2 nghìn tỷ đồng từ dự phòng NSTW để khắc phục hậu quả bảo, mưa lũ, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai; xuất cấp trên 127,3 nghìn tấn gạo dự trữ quôc sgia để cứu đói, cứu trợ cho nhân dân, hỗ trợ học sinh vùng khó khăn; chi trả kịp thời kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố về môi trường biển từ nguồn đền bù của Formosa.

 Bội chi NSNN năm 2017 được giữ trong mức đánh giá báo cáo Quốc hội (174,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,48%GDP thực hiện). Trên cơ sở kết quả thu và cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai và sử dụng nguồn lực tại chỗ theo quy định, cân đối NSTW và các địa phương cơ bản được đảm bảo.

Nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018

Dự toán thu cân đối NSNN là 1.319,2 nghìn tỷ đồng; trong đó: dự toán thu nội địa gần 1.099,3 nghìn tỷ đồng, dự toán thu dầu thô 35,9 nghìn tỷ đồng, dự toán thu cân đối từ hoạt động XNK 179 nghìn tỷ đồng.

Dự toán chi NSNN là  1.523,2 nghìn tỷ đồng; trong đó: dự toán chi đầu tư phát triển là 399,7 nghìn tỷ đồng, dự toán chi thường xuyên NSNN là 940,74 nghìn tỷ đồng, dự toán chi trả nợ lại là 112,5 nghìn tỷ đồng, chi trả nợ gốc của NSNN khoản 159,74 nghìn tỷ đồng.

Dự toán bội chi NSNN là 204 nghìn tỷ đồng (3,7% GDP); trong đó: bội chi NSTW 3,5%GDP (195 nghìn tỷ đồng); bội chi NSĐP 0,2%GDP (9 nghìn tỷ đồng).

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị

(nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/)

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những cố gắng nỗ lực của ngành Tài chính trong năm qua, đã vượt qua những khó khăn đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục trong năm tới. Trên cơ sở đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành tài chính trong năm 2018 tiếp tục tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ:

Điều hành chính sách tài khóa thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quyết liệt công tác thu ngân sách; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao.

Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, tập trung thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, trong phạm vi dự toán được giao và khả năng thu ngân sách; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách. Chỉ ban hành mới cơ chế, chính sách khi có nguồn tài chính được đảm bảo.